Bòn bon là một loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trồng lâu năm đem lại giá trị kinh tế khá bền vững.
Nội dung
Kĩ thuật trồng cây và chăm sóc nho ra trái sai trĩu cành
Kĩ thuật trồng và chăm sóc chanh dây cực đơn giản
Không chỉ là cây ăn quả mà Bòn bon còn là cây thuốc quý
Bòn bon có nguồn gốc ở Đông Nam Á, phân bổ nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Philippies, Malaysia và Việt Nam. Theo Thư viện Y Dược thì toàn cây bòn bon đều được dùng làm thuốc, đáng chú ý là chất xơ trong trái bòn bon giúp phòng ngừa nhiều bệnh ung thư…
Tìm hiểu về cây Bòn bon
Tên khoa học của bòn bon là Lansium domesticum, thuộc họ Meliaceae, nguồn gốc từ Malaysia với tên gọi là langsat, ở Thái lan được gọi là longkong hoặc duku, người dân Philippines thì gọi là lanzones. Trái bòn bon là một loại trái cây quen thuộc ở Việt Nam, thủ phủ của trái bòn bon là ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (bòn bon Cái Mơn rất nổi tiếng).
Cây Bòn bon cao khoảng 15 – 20m, lá kép lông chim, cụm hoa đơn độc hoặc từng chùm ở trên thân hay trên cành to, hoa lưỡng tính, Quả nhỏ hình cầu màu vàng rạ, vỏ quả có lông nhưng có 4-5 múi, nhưng thường chỉ có 1-2 hạt. Phấn thoái hóa không thụ phấn được cho nhụy. Hạt vì vậy gọi là vô giao (apomitic) giống hệt cây mẹ.
Công dụng của Bòn bon ít ai biết được
Công dụng của cây Bòn bon
Bòn bon không chỉ được biết đến là một cây ăn quả ngon, được nhiều người ưa chuộng mà Bòn bon còn là một cây thuốc quý. Bởi Bòn bon không chứa nhiều calo nhưng lại nhiều xơ giúp phòng ngừa được nhiều bệnh đường ruột nhất là bệnh ung thư ruột kết, bòn bon giúp tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn có lợi trong ruột.
Bòn bon không chỉ chứa nhiều protein, chất béo, nhiều khoáng tố, vitamin và chất xơ mà còn chứa nhiều vitamin A, nhóm B, C và E là các vitamin được xem là những chất mang tính antioxydant giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do gây nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Bòn bon còn chứa riboflavin có thể chống lại chứng đau nửa đầu và niacin làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Vỏ trái bòn bon phơi khô và đốt lên có tác dụng đuổi muỗi, kháng khuẩn, còn trong lá cây thì chiết được một hợp chất có tác dụng ức chế các khối u ở da.
Kĩ thuật trồng Bòn bon sai quả
Cách trồng Bòn bon đúng kĩ thuật, năng suất cao
Theo Nông nghiệp Việt Nam tư vấn, Bòn bon có thể trồng bằng hạt từ 10 -15 năm thì ra hoa kết quả. Để rút ngắn thời gian, có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính: ghép mắt hoặc ghép cành lên gốc ghép ươm từ hạt. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành thời gian ra rễ lâu (2 tháng) phải để cành chiết trên cây 5-6 tháng mới cắt.
Khi trồng cây, cần chuẩn bị hố đào 60 x 60 x 60 cm dưới bỏ 5 kg phân hữu cơ hoai, phân gà, vịt là tốt nhất, chăm tưới nước, đặc biệt khi trời hạn.Khoảng cách cây và hàng trồng Bòn bon thích hợp nhất là 6 m x 6 m.
Bòn bon là loại cây ăn quả cần có bóng râm mát. Do đó người trồng cần có kế hoạch chuẩn bị bóng râm mát trước khi trồng chúng. Có thể trồng xen kẽ với chuối hoặc cây Me dại hoặc có thể trồng xen với sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, cà phê,….Trồng Bòn bon không cây bóng mát, cũng được nhưng cần quan tâm che đậy (thời gian che ít nhất 18 tháng ), chăm sóc kỹ, tưới nước giữ độ ẩm cho cây.
Làm cỏ quanh gốc cách 1m 2 lần 1 năm khi cây còn nhỏ, ủ gốc bằng rơm, cỏ khô, không nên dùng thuốc trừ cỏ phun dưới tán cây. Cây Bòn bon rất dễ bị sâu đục quả, nhện đỏ, rệp sáp. Khi cây còn nhỏ thì dùng thuốc, cây lớn khó phun thì dùng các phương pháp phòng là chính, vệ sinh cây, vệ sinh vườn, cải tạo môi trường,… Ngoài ra có một số loại bệnh nguy hiểm hại cây như bệnh hại rễ cây, bệnh thán thư trên quả…
Thời gian thu hoạch và bảo quản: Bòn bon thu hoạch quả vào tháng 7-8 sau khi ra hoa khoảng 3 tháng.Không thu hoạch Bòn bon sau khi mưa. Thu từng chùm không bứt từng quả. Quả Bòn bon rất dễ bị xây xát làm quả thâm đen.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn