Có thể nói với hàng loạt Hiệp định được ký kết trong thời gian qua, đặc biệt là TPP, cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nội dung
- Du lịch nông nghiệp Việt Nam “cỗ máy” kiếm tiền cho người dân
- Những vấn đề nan giải của nền Nông nghiệp Việt Nam
- Làm gì để nâng cao giá trị nông sản Việt Nam sản xuất toàn cầu
Nông nghiệp Việt Nam: Cơ hội tỏa sáng thời TPP
Nông nghiệp Việt Nam: Cơ hội tỏa sáng thời TPP
Trong một động thái gần đây, tờ Wall Street Daily của Mỹ có nêu nhận định về cơ hội đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là ngành Nông nghiệp. Bài báo nhận định, năm 2009, các nước thuộc nhóm CIVETS gồm Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi là các nước mới nổi hấp dẫn giới đầu tư. Đến tận ngày nay, tuy không phải tất cả các nước trong CIVETS nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục tỏa sáng.
Wall Street Daily cũng trích dẫn Báo cáo đánh giá về cơ hội của ngành Nông nghiệp Việt Nam sau TPP do Vietnam Report phối hợp cùng Công ty Tư vấn Corr Analytics (Mỹ) nghiên cứu, theo đó, cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, tự do hóa thương mại, và Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước, trong đó có Hoa Kỳ, có thể sẽ mang lại rất nhiều cơ hội quý giá mới và sự phát triển cho ngành Nông nghiệp định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, đầu tư góp vốn tư nhân (private equity) là cách để tiếp cận thị trường Nông nghiệp hấp dẫn của Việt Nam.
Nhiều năm nay, Nông nghiệp vẫn là một trong ba cột trụ của nền kinh tế nước ta, trong đó thủy sản được đánh giá mạnh nhất, tiếp đến là trồng trọt và chăn nuôi. Việt Nam có khoảng 10,3 triệu hecta đất canh tác, giá trị xuất khẩu Nông nghiệp lớn, khoảng 30 tỷ USD/năm, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu. Thực tiễn vẫn cho thấy phát triển kinh tế trong đó lấy Nông nghiệp là đòn bẩy vẫn đúng với nước ta trong mọi thời điểm và giai đoạn vì rõ ràng với Nông nghiệp, Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn khi tham gia chuỗi thị trường toàn cầu.
Trong một điều tra gần đây của Vietnam Report với cộng đồng các Doanh nghiệp lớn trong các Bảng xếp hạng V1000 – Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam và VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, khi được hỏi về những điều chỉnh thuế suất theo TPP có tác động ra sao đến Doanh nghiệp, có đến 77% Doanh nghiệp ngành Nông nghiệp tham gia trả lời phỏng vấn cho rằng sẽ có ảnh hưởng tích cực.
Cơ hội cho ngành Nông nghiệp cất cánh
Cơ hội cho ngành Nông nghiệp cất cánh
Với Hiệp định TPP được ký kết, một cơ hội rất rõ ràng nhìn thấy là thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn, thị trường chuỗi cung cấp mới sẽ được hình thành, giúp Việt Nam giảm áp lực phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống hay bị thay đổi và quan trọng hơn hầu hết các mặt hàng nông sản sẽ được giảm thuế suất xuống 0% theo lộ trình sẽ giúp Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh so với các nước có cùng điều kiện sản xuất.
Thứ hai, một cơ hội hết sức quý báu đó là ngành Nông nghiệp của chúng ta sẽ thu hút được nhiều vốn ngoại, và các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để hưởng ưu đãi thuế quan. Việc thu hút yếu tố ngoại này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp – một chủ trương lớn của chính phủ Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh nhiều năm trở lại đây Nông nghiệp là lĩnh vực rất yếu về thu hút vốn đầu tư và đang ở trong tình trạng suy giảm đáng lo ngại. Số liệu thống kê cho thấy tính chung trong cả năm 2014 chúng ta chỉ có khoảng 513 dự án FDI lớn, nhỏ đầu tư vào Nông nghiệp và lượng vốn FDI đầu tư vào Nông nghiệp rất khiêm tốn, chỉ chiếm 1,4% tổng số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam!
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn