Chịu khó tìm tòi và học hỏi nên từ vườn đất vườn cằn cỗi không có thu nhập anh Danh Văn, Ấp Thạnh Trung, thành phố Vị Thanh, Hậu Giang đã mạnh dạn đổi mới chuyển sang mô hình nuôi heo rừng trong vườn cây ăn trái
Nhờ thị trường tiêu thụ ổn định nên mô hình nuôi heo rừng của anh Văn bước đầu đem lại hiệu quả đáng kể cho gia đình có tháng anh bỏ túi cả trăm triệu
Sau khi tìm hiểu về mô hình đầu năm 2020 anh Văn quyết định chọn nuôi heo rừng với mong muốn tạo ra hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế của gia đình. Anh vay gia đình và bạn bè được số vốn 40 triệu đồng vợ chồng anh đã đầu tư xây chuồng và mua 1 con heo rừng đực và 2 con heo rừng cái về nuôi thử nghiệm.
Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm từ báo đài và những người đi trước, Bán lứa heo đầu tiên 28 con heo rừng thịt với giá bán 120 nghìn đồng/kg anh thu về hơn 75 triệu sau khi trừ chi phí anh đã trả được hết nợ, thấy hiệu quả mang lại khá cao, vợ chồng anh tiếp tục đầu tư, mở rộng chăn nuôi với quy mô 4 con nái sinh sản.
Anh cho biết năm nay anh xuất chuồng hơn 28 heo rừng thịt với giá bán 130.000 đồng/kg và 24 heo rừng giống với giá bán 2 triệu đồng/con. Sau khi trừ chi phí anh còn lời hơn 85 triệu đồng.
Anh Văn nói: Trong khi nhiều người nuôi heo thịt theo hướng truyền thống trước đây khá lo lắng vì giá cả không ổn định, chi phí đầu tư cao, thì gia đình anh lại an tâm hơn vì nuôi heo rừng chi phí thấp, heo rừng thích ứng với môi trường rất tốt, ít bị bệnh, dễ chăm sóc.
Theo Cô Duyên giảng viên đang giảng dạy ngành Bác Sĩ thú Y của Trường Đại Học Lương Thế Vinh cho biết: Heo rừng vốn là động vật hoang dã ăn tạp, nên tận dụng nhiều nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, chủ yếu là các loại rau, củ, khoai, cây chuối cây bắp, phụ phẩm từ vườn cây ăn trái….
Tuy nhiên, để đàn heo phát triển tốt cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, có sổ ghi chép theo dõi heo nái đẻ. Giai đoạn heo con 1 tuần tuổi cần được tiêm bổ sung sắt, 1 tháng tuổi bổ sung thức ăn tinh, sau 2 tháng thì tách mẹ và 3 tháng có thể xuất bán giống.
Con cái sau 8 – 9 tháng là phối giống được , chu kỳ động dục là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 – 5 ngày, nuôi heo sinh sản quan tâm nhất là phải xác định đúng thời gian phối giống để số con sinh ra trên ổ được nhiều, tốt nhất nên phối vào ngày thứ 3 của thời gian động dục.
Heo rừng mang thai từ 112 – 117 ngày, mỗi năm sinh sản 02 lứa, mỗi lứa từ 7 – 8con. Thời gian nuôi từ 8 – 9 tháng là có thể xuất bán thịt với trọng lượng mỗi con khoảng 20 – 25 kg.
Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn heo anh đã ủ cây bắp để dự trử cho ăn trong thời gian dài tránh lãng phí thức ăn, đồng thời giúp dể tiêu hóa hơn.
Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cộng thêm kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm mà đàn heo của gia đình luôn tăng trưởng, phát triển tốt hiện trong chuồng heo của gia đình anh lúc nào cũng có 01 con đực và 04 con nái sinh sản với hơn 16 heo giống. Để hạn chế ô nhiễm môi trường anh tận dụng phân heo ủ làm phân bón cho vườn bắp, góp phần giảm chi phí, tăng thu nhập cho gia đình.
Có thể thấy mô hình nuôi heo rừng của anh mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, ít rủi ro, đầu ra ổn định, rất phù hợp với những hộ nghèo, cận nghèo vì chi phí đầu tư thấp, mô hình rất có tiềm năng phát triển và nhân rộng tại địa phương các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm.