(Kỹ thuật trồng trọt) – Đậu đũa là loại thực phẩm rất được ưa chuộng để chế biến nhiều món ăn. Để trồng đậu đũa cho năng suất cao, bà con có thể áp dụng cách trồng đậu đũa dưới đây.
Nội dung
Đặc điểm của cây đậu đũa.
Đậu đũa là loại dây leo hàng năm, thuộc họ đậu, được trồng để lấy quả làm thực phẩm ăn hàng ngày.
Quả đậu đũa có chiều dài khoảng 35-75 cm, có thể cho thu hoạch sau 60 ngày kể từ ngày gieo hạt. Cây đậu đũa sinh trưởng tốt ở những vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á. Đậu đũa còn được coi là thực phẩm truyền thống, góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực ở các nước Châu Phi.
Đậu đũa là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người yêu thích.
Cách trồng cây đậu đũa cho năng suất cao.
– Thời gian trồng:
Trong nông nghiệp Việt Nam đậu đũa được trồng quanh năm, 1 năm có 4 vụ là Đông Xuân (Tháng 11-12 dương lịch), vụ Xuân Hè (tháng 2-3), vụ Hè Thu (Tháng 5-6), vụ Thu Đông (Tháng 8-9).
– Đất trồng:
Bà con nên trồng đậu đũa ở những ruộng đất cao, có thể thoát nước tốt, với những ruộng đất thấp thì cần lên luống để tránh bị ngập úng. Trước khi trồng cần làm sạch cỏ dại, bón khoảng 1 tấn vôi với diện tích 1ha trồng đậu và khử đất bằng Basudin và Kitazin.
Nếu như trồng tại nhà, bà con có thể trồng đậu đũa trong chậu hoặc trong các thùng xốp.
– Mật độ trồng đậu đũa.
+ Với đậu đũa leo: khoảng cách giữa các hạt khi gieo là 1,2×0,4m, mỗi lỗ cho 2 hạt, lượng giống gieo cho mỗi ha là 18-20kg.
+ Với đậu lùn: khoảng cách giữa các hạt là 50×30 cm, mỗi lỗ bỏ 2 hạt, lượng giống gieo trên 1 ha là 30-40 kg.
Cách chăm sóc cho cây đậu đũa.
– Bón phân: Bà con có thể bón với tỉ lệ 400 – 450 kg Urê, 800 – 1.000 kg super lân, 150 – 200 kg KCl, 20 – 25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu hoặc 100 – 150 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg KCl.
– Bón thúc lần 1:
Sau khi làm cỏ và đánh rảnh một bên hàng đậu, bà con tiến hành bón phân NPK sau đó vun mép lấp phân rồi giữ ẩm gốc.
Cách trồng và chăm sóc đậu đũa.
– Bón thúc lần 2:
Bà con cần làm cỏ sạch sẽ và đánh rãnh ở luống đối diện, sau đó bón phân NPK rồi mới vun mép lại.
– Trong giai đoạn thu hái quả, bà con nên tưới thêm phân đạm và Kali 10 ngày/lần để đậu ra nhiều quả và chất lượng quả tốt.
Thu hoạch đậu đũa.
Thời gian thu hoạch với đậu leo là 45-60 ngày sau khi gieo trồng và với đậu lùn là 40-50 ngày sau khi gieo trồng. Thông thường lứa đầu cho năng suất khá thấp, và tăng dần vào các lứa sau, năng suất cao nhất thường rơi vào lứa thứu 4-5.
Bà con nên thu hái cách 1 ngày 1 lần. Nên hái bằng cách dùng dao cắt quả hoặc dùng tay vặn nhẹ quả, không nên vặt mạnh mà sẽ khiến nụ hoa của lứa sau bị rụng.
Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội.