Mới đây trong báo cáo gần nhất, Nhóm nghiên cứu ở Viện Khoa học Thần kinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã sử dụng một công cụ chỉnh sửa gene có tên là CRISPR/Cas9 để vô hiệu một gene tên BMAL1 từ phôi thai khỏe mạnh để nhận bản 5 con khỉ đều sinh ra với gene giống nhau, bao gồm đột biến
Trung Quốc nhân bản 5 con khỉ sau khi chỉnh sửa gen
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí National Science Review ngày 23/1/2019 của một nhóm nhà nghiên cứu, năm con khỉ nhân bản đã được chào đời với bộ gene được chỉnh sửa để nhiễm bệnh tâm thần.
Tờ South China Morning Post đưa tin: Mặc dù các thí nghiệm như vậy có thể giúp phát triển những loại thuốc mới trong tương lai, tuy nhiên thí nghiệm có khả năng làm tăng mối lo ngại đạo đức về việc nhân bản hàng loạt động vật với các điều kiện y tế theo chủ ý của con người.
Gần đây, những đứa trẻ được chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới đã được sinh ra ở Trung Quốc, sau một thí nghiệm trái phép đã gây ra sự tranh cãi rộng rãi trong cộng đồng khoa học. Sự việc đang chưa có câu trả lời thỏa đáng thì thông báo này xuất hiện.
Theo bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Quốc gia vào thứ năm 24/1/2019: Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu ở Viện Khoa học Thần kinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã sử dụng một công cụ chỉnh sửa gene có tên là CRISPR/Cas9 để vô hiệu một gene tên BMAL1 từ phôi thai khỏe mạnh. Cả 5 con khỉ đều sinh ra với gene giống nhau, bao gồm đột biến.[1]
Sự vắng mặt của gene BMAL1 sẽ ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học ở động vật, có thể dẫn tới một loạt các bệnh như khó ngủ, tăng động về đêm, rối loạn hormone, trầm cảm và thậm chí bệnh tâm thần phân liệt.
Trong một thông cáo báo chí, Sun Qiang – trưởng nhóm nghiên cứu cho biết rằng các nhà nghiên cứu đã nhân giống một nhóm khỉ biến đổi gene và thí nghiệm mới nhất tập trung vào nhân bản một con khỉ đực trưởng thành có nhiều triệu chứng nghiêm trọng nhất. Cách tiếp cận của chúng tôi là chọn một con khỉ thể hiện sự chỉnh sửa gen chính xác và kiểu hình bệnh nặng nhất để nhân bản.
Trung Quốc hiện đang là nước duy nhất nắm giữ công nghệ nhân bản linh trưởng sau khi công bố hai con khỉ nhân bản khỏe mạnh vào năm ngoái. Trong nhiều thập kỷ, giới nghiên cứu trên thế giới gặp khó khăn trong việc nhân bản linh trưởng bởi một số protein dễ dàng bị phá hủy trong quá trình tiến hành. Những protein bị phá hủy tác động tới khả năng phân chia của nhiễm sắc thể. Kết quả là phôi thai luôn chết ở cuối giai đoạn phát triển.
Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm của Sun Qiang tiêm nhân tế bào lấy từ con khỉ đực trưởng thành biến đổi gene vào trứng và cấy phôi thai đã thụ tinh vào tử cung của khỉ mẹ mang thai hộ. Hơn 300 phôi thai được tạo ra theo cách này nhưng chỉ có 5 phôi thai phát triển đầy đủ. “Tính hiệu quả còn rất thấp. Đây vẫn là vấn đề lớn đối với công nghệ nhân bản”, một nhà khoa học Thượng Hải không tham gia vào nghiên cứu nhận xét.
Theo nhà khoa học giấu tên (giấu tên do sự nhạy cảm của vấn đề), chi phí tiến hành rất đáng để các công ty sản xuất thuốc cân nhắc. “Khi họ phát triển một loại thuốc mới, họ cần tiến hành rất nhiều thí nghiệm trên động vật để đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của nó. Sự khác nhau giữa các cá thể động vật có thể ảnh hưởng lớn tới độ tin cậy của kết quả”, nhà khoa học cho biết. Nhưng việc sử dụng khỉ nhân bản sẽ cho phép họ thử nghiệm liều lượng khác nhau với cùng loại thuốc và cho chính xác hiệu quả.
Chang Hung-Chun – một thành viên thuộc nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng: “Tạo ra những con khỉ có vấn đề ở đồng hồ sinh học có thể giúp phát triển cách điều trị nhiều loại bệnh ở con người bao gồm rối loạn giấc ngủ, tiểu đường, ung thư và bệnh thoái hóa thần kinh. Do đó, khỉ BMAL1 của chúng tôi có thể được sử dụng để nghiên cứu các mầm bệnh cũng như phương pháp điều trị.”
Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ sinh học ở Trung Quốc đã thúc đẩy mối quan tâm về đạo đức ngày càng tăng.
Ông Jiankui, một nhà sinh vật học có trụ sở tại Thâm Quyến, tuyên bố rằng ông đã tạo ra hai bé gái chỉnh sửa gen vào năm ngoái, gây ra sự chỉ trích trên toàn cầu. Đầu tháng này, các nhà điều tra Trung Quốc đã xác nhận sự ra đời của những đứa trẻ được chỉnh sửa gen có biệt danh Lula và Nana và cho biết một người phụ nữ tham gia thí nghiệm trái phép của anh ta đang mang thai một thai nhi chỉnh sửa gen khác. Các nhà điều tra nói với hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã rằng ông Jiankui, nhân viên và các tổ chức có liên quan đến dự án của ông sẽ bị trừng phạt theo pháp luật.
Poo Mu-ming, cũng tham gia vào quá trình nghiên cứu, ông nhấn mạnh thí nghiệm nhân bản này hướng đến bảo vệ quyền lợi cho những động vật thí nghiệm. Nhờ có nó, số lượng khỉ dùng trong nghiên cứu y sinh trên toàn thế giới sẽ được giảm đi đáng kể. Không có sự can thiệp của nền tảng di truyền, một số lượng nhỏ khỉ nhân bản mang kiểu hình bệnh có thể đủ cho các xét nghiệm tiền lâm sàng, ông nói.
Nhiều Bác sĩ thú Y cho biết liệu rằng kết quả những thí nghiệm này có ứng dụng như thế nào trong điều trị bệnh, chúng ta hãy cùng chờ xem.
Trường Cao đẳng Y dược Nam Định.