Để bà con nông dân có vụ mùa bội thu các chuyên gia nông nghiệp đã chia sẻ một số cách nhân giống cây sắn dây hiệu quả. Phương pháp này đã được kiểm nghiệm qua nhiều quy trình và có kết quả tốt.
Nội dung
- Cách sử dụng phân bón cho cây lạc hiệu quả
- Kỹ thuật nhân giống mít nghệ cho năng suất cao
- Một số biện pháp khắc phục tình trạng ngô không hạt
Chọn giống sắn dây hiệu quả
Chọn giống sắn dây hiệu quả
Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sắn dây là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Đặc biệt sắn dây còn là thực phẩm giải khát, giải nhiệt rất tốt trong ngày hè nắng nóng.
Theo đó, giống sắn dây được trồng phổ biến là giống sắn dây thân phớt tím, giống sắn dây thân vàng nhạt.
- Giống sắn dây thân phớt tím khi phát sinh mầm non có màu phớt tím đặc trưng của giống, củ có dạng thuôn đều, màu sắc tươi hơn so với dạng củ giống sắn dây thân vàng nhạt.
- Giống sắn dây thân vàng nhạt có thân màu vàng nhạt, có bản lá to hơn, vỏ củ dày hơn so với giống sắn dây thân phớt tím.
Phương pháp nhân giống
Sắn dây được nhân giống vô tính, bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, nhân giống tốt nhất bằng phương pháp chiết mầm; phương pháp này dễ thực hiện, hệ số nhân giống cao (bình quân từ 1 gốc mẹ có thể nhân ra 25-30 bầu giống); tỉ lệ sống của mầm chiết cao trên 90%. Phương pháp nhân giống này như sau:
Phương pháp nhân giống sắn dây
Chọn gốc mẹ
Vào thời điểm cuối tháng 12 năm trước đến đầu tháng 01 năm sau (trước tiết lập xuân), khi thu hoạch sắn dây, chọn những gốc khỏe mạnh, không sâu bệnh, đúng giống cần nhân giống.
Cắt thân chính ra khỏi gốc mẹ, đảm bảo vết cắt nhẵn, không gồ ghề. Dọn vệ sinh gốc. Gốc chính phải đảm bảo còn một số rễ (lúc giâm vào cát, khi gốc mẹ chưa ra rễ thì những rễ giữ lại sẽ có tác dụng cung cấp dinh dưỡng nuôi gốc mẹ). Quét vôi vào vị trí bị cắt, sau đó ủ gốc mẹ vào cát, giữ ẩm.
Chiết mầm
Đến đầu tháng 2, đem trồng gốc mẹ ra vườn, gốc cách gốc 1m, thường xuyên tưới nước giữ ẩm đến khi ra mầm. Khi ngọn sắn dài 0,6m trở lên (có các lá thật buông to) thì tiến hành chiết mầm.
Chuẩn bị bầu: Chọn đất tơi xốp, được phơi ải, làm nhỏ,sàng đất (loại bỏ những viên đất có kích cỡ to), cho vào túi nilon (kích thước 0,12- 0,15m, có đục lỗ dưới đáy), tưới ẩm đất.
Cách chiết
Chọn vị trí mắt bánh tẻ, bẻ gập dây sắn ở vị trí ngay dưới mắt sắn cách mắt 1-2cm, nhỏ dung dịch thuốc kích thích ra rễ MD -901 vào mắt sắn rồi cắm vào bầu đất, ghim cố định điểm bẻ gập dưới mắt sắn vào bầu đất và cắm que định hướng ngọn, bấm ngọn để kích thích sự ra rễ, sau đó phủ một lớp đất bột mỏng lên trên điểm mắt đã cố định trong bầu sao cho sắn nằm dưới lớp đất 2-3cm , thường xuyên giữ ẩm đất trong bầu.
Tách khỏi gốc mẹ: Sau 7- 10 ngày, từ điểm mắt chọn sẽ phát sinh rễ. Khi rễ phát triển xuống đáy bầu thì tiến hành cắt khỏi gốc mẹ. Đem bầu cắt vào nhà ủ phun nước lên mầm sắn và bầu đất. Ủ bầu chiết từ 2-3 ngày, sau đó chọn những bầu chiết đảm bảo sinh trưởng tốt đem trồng.
Đảm bảo được các quy trình nhân giống sắn dây trên sẽ giúp bà con nông dân có chất lượng cây tốt và đem lại sản lượng nông sản cũng như năng suất trồng trọt cao.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp