Trồng nấm rơm bằng mùn cưa là một kỹ thuật vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa tận dụng được phế phẩm mùn cưa giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Nội dung
Phong trào trồng nấm rơm đã phát triển ở nhiều địa phương trong những năm gần đây. Có những gia đình thành công và thu được lợi nhuận cao, tuy nhiên có những người thất bại do không áp dụng đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây Nông nghiệp Việt Nam xin chia sẻ với bà con kỹ thuật trồng nấm rơm bằng mùn cưa cho năng suất cao.
1. Chuẩn bị nguyên liệu để trồng nấm rơm trên mùn cưa.
Kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa.
– Mùn cưa: Nên chọn các loại mùn cưa không bị mốc, không có tinh dầu, không chứa các độc tố như hóa chất, xăng dầu…
– Làm ẩm mùn cưa để độ thủy phân đạt 70%, sau đó bạn ủ mùn cưa theo từng đống, mỗi đống khoảng 300kg. Ủ mùn cưa trong vòng khoảng 4-6 ngày, cứ 2-3 ngày đảo một lần.
– Sau khi mùn cưa đã được ủ, bà con cho thêm khoảng 3% bột nhẹ (CaCO3) hoặc 1,5% vôi bột vào trộn với mùn cưa rồi cho hỗn hợp này vào một chiếc núi nilon có khả năng chịu nhiệt. Mỗi túi rộng khoảng 25cm, cao 40cm, đựng 1,5kg mùn cưa. Sau đó bà con dùng ống nhựa và bông để nút cổ túi lại, sau đó cho túi mùn cưa vào nồi thanh trùng theo hai phương pháp sau:
+ Cách 1: Cho túi mùn cưa vào hấp trong nồi Autoclave dưới nhiệt độ 121 độ C, trong vòng 90 phút.
+ Cách 2: Hấp trong thùng phi hoặc xây lò theo kết cấu: đáy bằng chảo gang, xung quanh quấn tôn, bảo ôn lớp tôn bằng bông thủy tinh, amiăng, xây gạch bọc ngoài. Dùng than hoặc củi để đốt. Xếp các túi mùn cưa vào trong thùng và tiến hành hấp cách thủy dưới nhiệt độ 100 độ C trong khoảng 10-12 giờ tính từ lúc nước sôi.
2. Tiến hành cấy giống nấm.
– Sau khi đã thanh trùng cho các túi mùn cưa, bạn đem những túi này ra và cho vào một phòng sạch sẽ để cho nguội.
– Lấy giống nấm trong các tủ cấy vô trùng sang cấy trên các túi mùn cưa với tỉ lệ 2,5-3% lượng giống so với lượng nguyên liệu. (1 chai giống 400g bà con cấy sang 20-25 túi mùn cưa).
Đây là giai đoạn quan trọng trong kỹ thuật trồng trọt nấm rơm.
3. Ươm túi mùn cưa đã cấy giống.
Trồng nấm rơm trên mùn cưa.
– Những túi mùn cưa sau khi đã cấy giống bà con cho vào trong nhà ươm nhiệt độ khoảng từ 24-26 độ C. Nhà ươm cần phải sạch sẽ, thoáng mát, không có ánh sáng. Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội lưu ý Bà con có thể thiết kế nhiều tầng giàn để tiết kiệm diện tích, khoảng cách giữa mỗi tầng là 50cm.
– Xếp các bịch mùn cưa lên giàn, khoảng cách giữa các bịch là 7-10cm. Ươm cây giống trong khoảng 60-70 ngày. Sợi nấm phát triển sẽ ăn dần vào nguyên liệu, có màu trắng đồng nhất.
– Trong thời gian này, cần đảm bảo độ thông thoáng trong phòng ươm, những túi nào bị nhiễm bệnh do nấm mốc cần loại bỏ ngay để tránh lây bệnh sang túi khác.
– Cần có những biện pháp phòng trừ chuột cắn phá.
4. Chăm sóc nấm rơm và thu hoạch.
– Khi kết thúc giai đoạn nuôi sợi, bà con đem các túi mùn cưa có sợi nấm rơm đã mọc kín đáy túi, mở túi bông và miệng túi rộng ra, chuyển sang phòng khác. Phòng này cần phải có ánh sáng, độ ẩm trong phòng đạt 80%, nhiệt độ 16-18 độ C.
– Sau khoảng 15 ngày, nấm bắt đầu lên và bà con tiến hành thu hoạch.
– Thời gian thu hoạch nấm khoảng 4-5 tháng sẽ kết thúc một đợt trồng nấm.
Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng nấm rơm bằng mùn cưa trên đây thì năng suất nấm trung bình trên mỗi túi mùn cưa được khoảng 600-800g nấm tươi. Có thể tiêu thụ nấm ở dạng tươi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi nilon buộc kín.
Nấm khi thu hoạch có màu trắng đồng đều.
Lưu ý khi trồng nấm rơm bằng mùn cưa.
Trong suốt thời gian chăm sóc và thu hái nấm, bà con cần tưới nước đầy đủ để đảm bảo độ ẩm cho nấm phát triển, nấm càng lên nhiều thì lượng nước tưới cũng phải tăng theo. Mỗi lần kết thúc đợt nấm ra bà con cần tạo sự thay đổi nhiệt độ đột ngột xuống khoảng 13-15 độ C trong khoảng 8-12 tiếng nhằm mục đích kích thích sự hình thành quả thể mạnh hơn.
Trên đây là kỹ thuật trồng nấm rơm bằng mùn cưa, chúc bà con thực hiện thành công.
Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM
Comments are closed.