Thực phẩm biến đổi gen ngày càng xuất hiện tràn lan trên thị trường, chúng không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng mà ngay cả người trồng trọt cũng lo lắng không kém, khi trồng ra không tiêu thụ được.
Hiện nay có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này từ các nhà khoa học, chính vì thế người tiêu dùng rất hoàng mang và đang dần quay lưng với những thực phẩm mang mác biến đổi gen.
- Nông dân đổ xô xuất khẩu heo sang Trung Quốc.
- Đồng Nai – giá heo biến động từng ngày.
- Giá cá tra tăng mạnh do thương lái Trung Quốc gom hàng
Rất nhiều loại cây trái được biến đổi gen
Thực phẩm biến đổi gen là gì?
Nội dung
Theo như tin tức Nông Nghiệp cho hay, thực phẩm biến đổi gen được dùng để chỉ các loại thực phẩm có thành phần từ cây trồng, động vật được biến đổi gen. Để tạo ra được những giống cây biến đổi gen này bằng cách, cấy thêm hoặc bỏ bớt gen trong hệ thống gen của sinh vật sẵn có và sẽ chọn gen của một loài khác để thêm vào bộ gen của một loài, với mong muốn những sinh vật có bộ gen mới sẽ mang ưu điểm của cả 2 loài cộng lại. Nhằm mục đích tạo ra được nhiều cây trồng, vật nuôi năng xuất hơn, nhờ mang những ưu điểm vượt trội và hoàn toàn dị biệt với sự phát triển tự nhiên vốn có.
Một số loại cây trồng dễ bị biến đổi gen nhất
Cà chua
Cà chua chính là thực phẩm được thử nghiệm đầu tiên, với mục đích ức chế quá trình thối của loại quả này, cũng như nhằm tạo ra giống cà chua quả to, ít hạt hơn giống cà chua thông thường. Nhưng sau một quá trình kiểm nghiệm và giám sát các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cà chua biến đổi gen có khả năng gây ưng thư cao nên đa phần giống cây này đã không được trồng kể từ năm 1998. Hiện nay trên thị trường nông sản có khá nhiều giống cà chua to đẹp, khá giống với loại cà chua được cho đã bị biến đổi gen nhiều năm trước, nhưng trong quá trình kiểm tra thì không phải, đa phần đây là giống cà chua có bắt nguồn nhiều từ Trung Quốc.
Ngô ngọt
Tháng 4 vừa qua thị trường rau củ nháo nhào vì thông tin ngô ngọt đang bán trên thị trường chính là giống ngô bị biến đổi gen, nhưng đến thời điểm hiện tại chưa có một công bố chính thức nào về giống ngô ngọt này có phải là biến đổi gen hay không? Tuy nhiên thông tin đó đã làm nhiều người trồng ngô điêu đứng vì không bán được ngô khi đã đến vụ thu hoạch.
Trên thực tế giống ngô biến đổi gen đã có mặt tại vài nước trên thế giới, điển hình nhất là Mỹ, và Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính khoảng 25% giống ngô trồng ở quốc gia này là loại cây biến đổi gen, một trong những mối nguy hại lớn nhất của ngô biến đổi gene là chúng có khả năng thụ phấn nhờ gió, làm hỏng các giống ngô bình thường trồng ở những cánh đồng bên cạnh.
Người dùng hoang mang về thực phẩm biến đổi gen ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Đậu tương
Mặc dù không phải là giống cây trồng bị biến đổi gen đầu tiên nhưng đậu tương lại là giống cây trồng bị biến đổi gen nhiều nhất trong lịch sử các loại cây trồng. Mục đích của việc làm biến đổi gen ở đỗ tương chính là làm để tăng sức đề kháng với nấm và côn trùng, giúp hạt được mẩy hơn cũng như tăng hàm lượng vitamin có trong hạt. Chính vì mang nhiều ưu điểm đó nên ước tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn một nửa số đậu tương trên thế giới là dậu tương bị biến đổi gen.
Khoai tây
Khoai tây được sử dụng khá nhiều và khá phổ biến trong các ngành chế biến dạng khô và làm thức ăn cho gia súc, chế biến rượu, còn số nhỏ thì làm thực phẩm trong các bữa ăn gia đình. Trải qua nhiều lần thử nghiệm và cấy ghép, hiện nay trên thị trường rau củ có khoảng 10% là khoai tây biến đổi gen và hiển nhiên trong đó có cả những thực phẩm đã được chế biến sẵn từ khoai tây.
Lúa
Lúa là một trong những loại cây trồng dễ bị biến đổi gen nhất, không chỉ ở nước ta mới có sản lượng xuất khẩu lúa gạo lớn, mà trên thế giới lúa cũng được coi là cây lương thực chính, vì thế nên không có gì lạ khi lúa cũng được đưa vào danh sách những loại cây được biến đổi gen và hiện nay Trung Quốc là nước đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu biến đổi gen của lúa. Ưu điểm của lúa biến đổi gen là chống sâu bệnh tốt, tạo ra năng xuất cao, chịu được thiên tại hạn hán…Mặc dù nhiều ưu điểm là thế nhưng những giống lúa biến đổi gen đều không được sử dụng nhiều để canh tác vì lo sợ chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn