Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Braxin với tổng sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt 1.18 triệu tấn, tương đương 1,73 tỷ USD.
Nội dung
- Thái Lan “xả” kho gạo cũ – doanh nghiệp Việt hoang mang.
- Phát hiện rau quả Thái Lan chứa chất độc hại vượt mức cho phép.
Thị trường cà phê luôn biến đổi qua các năm
Một vài nét về thị trường trường cà phê Việt Nam trong những năm gần đây
Nước ta là nước có nền văn hóa cà phê từ rất lâu đời bên cạnh là thức uống quen thuộc cho mọi người cà phê trong Y học cổ truyền còn có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả, tuy nhiên lượng cà phê sử dụng đầu người chỉ vào khoảng 0.7kg/người /năm, thấp hơn nhiều so với các nước như Phần Lan và Nhật Bản.
Tiêu thụ cà phê tại thị trường nội địa Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng cà phê xuất khấu, tương đương 61,000 tấn/năm. Trong đó cà phê hòa tan chiếm 9,000 tấn, cà phê rang xay chiếm 35,000 tấn còn lại là cà phê không tên tuổi. Thị trường cà phê nội địa tăng trưởng hàng năm khoảng 18% trong đó cà phê hòa tan đang dẫn đầu mức tăng trưởng 22% còn cà phê rang xay tăng trưởng ít hơn thị trường 13%.
Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới 60%. Riêng về cà phê hòa tan thì có 20% người tiêu dùng sử dụng từ 3 đến 4 lần trong tuần.
Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà và bên ngoài là ngang nhau 50%. Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng. Quán cà phê tại Việt Nam có thể tìm thấy tại mọi nơi, phổ biến đa dạng, rất thuận tiện cho người uống cà phê.
Cạnh tranh thị trường
Theo thống kê đo lường của tin tức nông nghiệp Việt Nam tại sáu thành phố lớn hiện tại thị phần của cà phê hòa tan chiếm 62% về số lượng và 65% về giá trị so với 38% số lượng và 34% về giá trị của cà phê rang xay. Riêng tại Hà Nội và bốn thành phố chính Hải phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần thơ, tỷ trọng cà phê hòa tan vẫn lớn hơn so với cà phê rang xay là 91%, 73%.
Trong thị trường cà phê hòa tan, lực lượng phân tán khá đồng đều cho ba đối thủ Vinacàphê 38%, Nescafe 32% và G7 23%. Thị trường này đang có bước chuyến biến khá nguy hiểm cho đối thủ Vinacafe khi mức tặng trưởng chỉ đạt 27% so với 50% và 88% của Nescafe và G7 trong những năm gần đây.
Trong thị trường cà phê rang xay, Trung Nguyên đang dẫn đầu cách biệt so với các đối thủ khác .
Vinacafe, Nescafe và G7 là ba đối thủ trong thị trường cà phê hoà tan. Trong khi đó, Trung Nguyên là đối thủ nặng ký nhất trong thị trường cà phê rang xay.
Trung Nguyên vẫn dẫn đầu về thị trường cà phê rang say
Động thái của thị trường cà phê và cơ hội phân tán
Hiện tại thị trường cà phê của Việt Nam chưa phân hóa rõ ràng, cả hai thị trường c là cà phê đại trà và cà phê đặc biệt. Cà phê đại trà có thể kể đến như Trung Nguyên ở Việt Nam. Cà phê đặc biệt có thể kể đến như HighLand. Vì cà phê đặc biệt tại Việt Nam còn rất nhỏ nên chưa tạo nên ảnh hưởng lớn so với thị trường nước ngoài.
Trong tương lai với sự tham gia của nhiều thương hiệu cà phê mới, các doanh nghiệp cần xem xét lại ý định đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Trong tương lai, doanh nghiệp cà phê lớn như Trung Nguyên có thể phải suy nghĩ để tung ra chuỗi cà phê đặc biệt cao cấp. Củng cố vị trí cà phê rang xay với nhãn hiệu Trung Nguyên. Tấn công vào các thị trường nước ngoài.
Trên đây là tổng quan về thị trường cà phê Việt Nam trong những năm gần gây. Trong tương lai có thể còn có nhiều biến đổi, hi vọng các doanh nghiệp có thể dự đoán được những biến động để có những bước đi đúng đắn trong các hoạt động đầu tư.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn