Nuôi cá trắm đen là mô hình chăn nuôi mang lại lợi nhuận cao cho bà con, tuy nhiên bà con trước khi tiến hành thực hiện mô hình này nên tham khảo các kiến thức để việc chăn nuôi diễn ra an toàn hiệu quả nhất.
- Hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi lươn không bùn hiệu quả
- Kỹ thuật trồng dưa lưới thu hoạch sau 3 tháng giúp ích cho Nhà nông
- Nông nghiệp Israel phát triển “thần kỳ” trên sa mạc
Nuôi cá trắm đen (hay còn có địa phương gọi là cá trắm ốc) thương phẩm trong ao là một mô hình chăn nuôi mang tới lợi nhuận cao cho bà con nông dân trong thời gian qua. Thế nhưng để thành công với mô hình này, bà con cần thực hiện các bước chuẩn bị ao, thả nuôi theo đúng quy trình được các chuyên gia khuyến cáo. Dưới đây là kinh nghiệm chia sẻ của anh Nam – từng là giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nay chuyển hướng thành công với nghề nuôi cá trắm đen thương phẩm mà bà con nên tham khảo và áp dụng.
Diện tích ao nuôi cá trắm đen
Nội dung
Chọn ao nuôi là bước đầu tiên và cũng là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình nuôi cá trắm đen. Bà con có thể sử dụng ao nuôi cá mới hoặc cải tạo ao cũ có sẵn với diện tích lớn hay nhỏ tùy thuộc vào diện tích hiện có. Tuy nhiên, ao nuôi nên có thiết kế hình chữ nhật, độ sâu từ 2–2,5m giúp mực nước luôn ổn định, cá dễ sống, dễ thích nghi khi điều kiện thời tiết thay đổi.
Vị trí ao nuôi
Nếu xây dựng ao mới, bà con nên lựa chọn những địa điểm xa khu dân cư, gần nguồn nước, hệ thống thoát nước giúp việc cấp và thoát nước được diễn ra thuận lợi, tiết kiệm chi phí tối ưu. Bên cạnh đó, ao cần được bố trí ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển.
Xây dựng bờ ao
Bờ ao nuôi cá cần được đắp chắc chắn, cao hơn mực nước khoảng 0,5m, tránh tràn nước trong những ngày mưa nhiều khiến cá nuôi bị thoát ra ngoài. Trên bờ ao, bà con cần giữ thông thoáng, tránh trồng nhiều cây khiến lá rụng xuống gây ô nhiễm nước.
Xử lý đáy ao
Đáy ao nuôi cá trắm đen nên được bố trí bằng phẳng, hơi dốc nhẹ về phía cống thoát nước nhằm tạo điều kiện khi thay nước hoặc thu hoạch cá. Nếu như sử dụng ao cũ, bà con nên tiến hành nạo vét bớt bùn ở đáy ao do đây chính là nơi ẩn chứa của nhiều vi sinh vật có hại cùng khí độc bất lợi cho cá trắm đen.
Xử lý ao trước khi thả cá
Trước khi tiến hành thả cá trắm đen, bà con cần bón vôi, phơi đáy ao để khử trùng, loại bỏ khí độc. Sau khi bơm nước vào ao, bà con tiếp tục bón phân chuồng với tỉ lệ 20-30kg/100m2 để gây màu nước.
Chọn và thả giống
Trong quy trình nuôi cá trắm đen, chọn giống là khâu giữ vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài việc lựa chọn con giống khỏe mạnh, đồng đều, bà con cũng có thể chọn giống với kích cỡ theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, kích cỡ giống có quyết định đến mật độ thả cá.
Ví dụ: Nếu như cá trắm đen có kích cỡ 30-50g/con, mật độ thả nuôi nên ở mức 2 con/m2. Trong khi đó, nếu cá giống nặng 200-300g/con, bà con tiến hành thả với mật độ 1 con/m2. Trước khi thả, cá trắm đen cần được tắm qua nước muối nồng độ 2% ( tương ứng với tỉ lệ 2 kg muối/100 lít nước). Khi thả, bà con cần thực hiện từ từ vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đồng thời bà con có thể nuôi kèm thêm cá mè với mật độ 0,2 con/m2.
Cách chăm sóc cá trắm đen
Với quy trình nuôi cá trắm đen đầu tư ít mà lợi nhuận cao, bà con có thể cho cá trắm ăn thức ăn khô dạng viên kết hợp với những thức ăn tươi sống như ốc băm, cá tạp băm nhỏ… Lượng thức ăn ít hay nhiều tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, sức khỏe của cá. Bên cạnh đó, cá trắm đen thường dễ mắc bệnh trong thời điểm chuyển mùa. Bởi vậy, bà con có thể cho cá ăn thức ăn được ủ bởi men vi sinh để nâng cao sức đề kháng Theo định kỳ, bà con cần tiến hành xử lý nước bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học EM, kiểm tra lượng oxy hòa tan, độ PH để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
Thời gian thu hoạch cá
Sau khi nuôi khảng 1 năm, cá sẽ nặng từ 3-5 kg. Lúc này, bà con có thể tiến hành thu hoạch tỉa bớt hoặc toàn bộ cá.
Hy vọng những kiến thức nuôi cá trắm đen trên sẽ hữu ích cho bà con trong việc chăn nuôi cá trắm đen thương sản. Chúc bà con thành công!
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn